Thiết lập mục tiêu mang tính tổng quát và truyền cảm hứng sẽ giúp doanh nghiệp nắm bắt hầu hết khối lượng công việc và dự án đang cần thực hiện, đồng thời đưa ra định hướng đúng đắn cho nhân viên.
Những mô hình OKRs nào phổ biến và hiệu quả nhất mà chúng tôi nhận thấy trong các lĩnh vực kinh doanh khác nhau?
Thông thường chúng tôi nhận thấy có 5 yếu tố liên quan đến mục tiêu của công ty được sử dụng như cơ sở thiết lập cơ bản và doanh nghiệp cũng dựa vào các yếu tố này để đặt ra câu hỏi cho hoạt động kinh doanh của quý tiếp theo:
Kinh doanh & Lợi nhuận (Mục tiêu tài chính hay chỉ số lợi nhuận mà doanh nghiệp muốn đạt được là bao nhiêu?)
Sự chú trọng nội bộ (Quy trình, hệ thống, bộ máy nào mà doanh nghiệp cần phải cải thiện?)
Thị trường & Sản phẩm (Sản phẩm hay thị trường nào mà doanh nghiệp muốn nhắm đến?)
Trải nghiệm khách hàng (Doanh nghiệp cần làm gì để giúp khách hàng trong quý tới?)
Trải nghiệm nhân viên (Doanh nghiệp cần hỗ trợ gì cho nhân viên trong quý tới?)
Điều cần lưu ý ở đây là chúng ta không cần phải thực hiện cả 5 yếu tố trong cùng một quý mà nó phụ thuộc vào sự ưu tiên cũng như tính chất của mỗi doanh nghiệp. Ngoài ra, một số khách hàng của chúng tôi thường đặt OKRs dựa trên các loại dự án chính của họ thay vì sử dụng các yếu tố này.
Để tìm hiểu thêm về cách thiết lập mục tiêu kinh doanh dựa trên sứ mệnh, tầm nhìn, giá trị và chiến lược cốt lõi của doanh nghiệp, vui lòng tham khảo blog: How to know what matters
Sau đây là thông tin chi tiết về 5 yếu tố nêu trên.
1. Kinh doanh & Lợi nhuận
Kinh doanh & Lợi nhuận là yếu tố bắt buộc trong OKRs của tất cả các công ty và tổ chức có lợi nhuận (đối với các tổ chức phi lợi nhuận thì yếu tố này sẽ được thay thế bởi OKRs về kế hoạch xây dựng quỹ). Ngoài ra, một số doanh nghiệp sẽ thêm phần chi phí then chốt vào yếu tố này.
Chỉ số đánh giá hiệu quả bán hàng (sales KPIs) là một trong những khuôn khổ của OKR và chúng thường được thể hiện bằng con số, sau đó những con số này sẽ được phân thành các giá trị nhỏ hơn để đưa xuống cho các nhóm bán hàng. Thông thường, lợi nhuận có thể được thu thập từ nhiều thị trường, phân khúc hay nhóm khách hàng và các phòng ban khác nhau đều phải có chịu trách nhiệm với nó. Vì vậy, việc kết nối các phòng ban với nhau là rất quan trọng, trong khi phòng marketing và kinh doanh sẽ tìm kiếm cơ hội tiếp cận cũng như bán sản phẩm, khối vận hành và văn phòng sẽ giúp cải thiện quy trình cũng như nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng.
2. Sự chú trọng nội bộ
Rất nhiều khách hàng của chúng tôi vẫn đang không ngừng cải thiện bộ máy kinh doanh dựa vào những phương pháp như Kaizen, Lean Management, Agile.. Đây là một việc làm đúng đắn nhưng thường không được nhiều doanh nghiệp quan tâm thực hiện.
Sự chú trọng nội bộ bao gồm các quy trình, hệ thống, sự hiểu biết và kinh nghiệm cải tiến - yếu tố giúp doanh nghiệp có thể chuẩn bị cho những thử thách sắp tới. Những yếu tố trên sẽ là động lực tốt nếu chúng thể hiện rõ ràng lý do vì sao mà doanh nghiệp phải thực hiện một dự án nào đó hoặc mục đích và lợi ích trong tương lai của dự án này là gì. (ví dụ, Tại sao chúng ta cần sử dụng hệ thống này? Về lâu dài, hệ thống này sẽ giúp chúng ta đạt được điều gì?)
3. Thị trường & Sản phẩm
OKR về thị trường & sản phẩm thường tập trung vào việc làm thế nào để doanh nghiệp có thể chuẩn bị hoặc tạo sự thích nghi cho sản phẩm và thị trường của mình..
Thị trường & Sản phẩm bao gồm các hoạt động như phát triển sản phẩm, sản phẩm bàn giao dự án, MVPs, ra mắt sản phẩm, sáng kiến thâm nhập thị trường v.v. nhằm giúp doanh nghiệp giữ được tính cạnh tranh và đạt được thành công trong tương lai.
Để biết thêm thông tin về cách thức quản lý dự án dựa trên OKRs, vui lòng tham khảo:Why should you manage Projects by OKRs?
4. Trải nghiệm khách hàng
Sự khác biệt giữa Trải nghiệm khách hàng và Thị trường & Sản phẩm là doanh nghiệp sẽ không tập trung vào thứ mà họ muốn bán cho khách hàng, thay vào đó họ sẽ tập trung vào thứ mà khách hàng thực sự cần và làm thế nào để tạo ra sự gắn kết cũng như đơn giản hoá trải nghiệm của khách hàng.
Doanh nghiệp không nhất thiết phải áp dụng loại OKR này mỗi quý nếu trải nghiệm khách hàng không phải là chiến lược trọng tâm của họ. Trải nghiệm khách hàng bao gồm kết quả khảo sát, chỉ số trung bình về mức độ hài lòng (ví dụ mức 4 trên 5) hoặc sự tìm hiểu và giao lưu với khách hàng. Ở mức độ phức tạp hơn, trải nghiệm khách hàng có thể đo lường phản hồi của khách hàng tương ứng với những hoạt động mà công ty đang thực hiện nhằm thoả mãn nhu cầu của khách hàng. Để biết thêm thông tin về trải nghiệm khách hàng, vui lòng tham khảo Asia PMO blogs.
5. Trải nghiệm nhân viên
Sự hài lòng và tương tác của nhân viên sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sự thành công của doanh nghiệp, đặc biệt trong môi trường B2C. Loại OKR này đảm bảo doanh nghiệp có khả năng chủ động giúp đỡ đội ngũ nhân viên của mình và xem họ như một phần thiết yếu của tổ chức.
Tương tự như trải nghiệm khách hàng, doanh nghiệp không nhất thiết phải áp dụng loại OKR này mỗi quý. Trải nghiệm nhân viên có thể bắt đầu bằng sự hiểu biết về nhân viên của mình (ví dụ áp dụng chỉ số eNPS để đo lường mức độ gắn kết của nhân viên đối với doanh nghiệp), theo dõi mức độ hài lòng / số lượng nhân viên nghỉ việc và thường xuyên đưa ra những lợi ích tốt cho họ.
Bạn đang có nhu cầu thiết lập mô hình OKRs đầu tiên cho doanh nghiệp của mình? Liên hệ chúng tôi tại OKR Asia.
Comments